Tỉnh Tây Ninh mới – được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Long An và Tây Ninh hiện hữu – sẽ chính thức đi vào vận hành từ ngày 1.7.2025. Đây là bước ngoặt thể chế quan trọng, đặt nền móng cho một mô hình phát triển hành chính – kinh tế vùng hiện đại, linh hoạt và hiệu quả hơn.
![]() |
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út trình nội dung hội nghị ( Ảnh: longan.gov.vn) |
Ngày 13/6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An khóa XI tổ chức hội nghị thông qua Đề án hợp nhất Đảng bộ tỉnh Long An và Đảng bộ tỉnh Tây Ninh.
Hội nghị do ông Nguyễn Văn Quyết – Bí thư Tỉnh ủy, và ông Nguyễn Văn Út – Chủ tịch UBND tỉnh Long An, đồng chủ trì.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Quyết phát biểu kết luận hội nghị ( Ảnh: longan.gov.vn) |
Hợp nhất để mở rộng không gian phát triển, phát huy thế mạnh liên kết
Theo ông Lê Thanh Nghiêm – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Long An – việc hợp nhất hai tỉnh có mục tiêu rõ ràng,mở rộng không gian phát triển,phát huy lợi thế so sánh giữa hai địa phương,thúc đẩy thu hút đầu tư, liên kết hạ tầng,nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân toàn vùng,cơ cấu tổ chức Đảng bộ và nguyên tắc biên chế rõ ràng
Dự thảo Đề án do ông Nghiêm trình bày nêu rõ:
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh mới sẽ có 101 tổ chức đảng trực thuộc, gồm 96 Đảng bộ cấp xã, phường và các Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh như: UBND, Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ đội Biên phòng…
Tổng số đảng viên: 94.306 người
Đề án cũng xác định nguyên tắc giữ ổn định biên chế, không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức hiện có. Việc tinh giản sẽ triển khai trong 5 năm, gắn với nâng cao chất lượng, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy hay quyền lợi cán bộ.
![]() |
Đại biểu biểu quyết thông qua nội dung hội nghị ( Ảnh: longan.gov.vn) |
Để đảm bảo quá trình chuyển tiếp suôn sẻ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An thống nhất tổ chức vận hành thử bộ máy cấp xã trong hai ngày 18–19/6/2025.
Mỗi huyện, thị xã chọn một xã hoặc phường trung tâm làm mô hình điểm. Từ đó rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh quy trình và vận hành chính thức toàn bộ hệ thống từ ngày 1/7.
Công tác chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật được yêu cầu hoàn tất đúng hạn:
Trụ sở làm việc, trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin: hoàn thành trước ngày 18/6.Bàn giao tài liệu, tài sản, tài chính, con dấu…: xong trước ngày 30/6
Mục tiêu là bảo đảm không gián đoạn dịch vụ hành chính công, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động doanh nghiệp.
Bí thư Nguyễn Văn Quyết yêu cầu Ban Tổ chức Tỉnh ủy Long An phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh, khẩn trương hoàn tất toàn bộ hồ sơ, phương án nhân sự cấp tỉnh để trình cấp thẩm quyền ký ban hành đề án trước thời hạn.
Tất cả đầu việc phải đảm bảo đúng tiến độ báo cáo Trung ương, không để phát sinh chậm trễ.
Việc thành lập tỉnh Tây Ninh mới là một cột mốc đặc biệt trong công cuộc đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh. Đây không chỉ là một sự hợp nhất hành chính đơn thuần, mà là quá trình chuẩn hóa – hiện đại hóa mô hình quản lý địa phương, từ đó mở ra cơ hội phát triển toàn diện và bền vững hơn cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tổ chức hợp lý – vận hành hiệu quả – vì lợi ích nhân dân.